Wednesday, December 30, 2015

Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả với 6 bài thuốc dân gian

Những người hay mắc các căn bệnh xương khớp, đặc biệt là người già thường xuyên phải chịu những cơn đau hoành hành mỗi khi thời tiết trở lạnh. Để giảm các cơn đau nhức xương khớp này, chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian với những vị thuốc tự nhiên, tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Cách thực hiện những bài thuốc này ra sao? Chúng ta hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây nhé.


Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả với 6 bài thuốc dân gian



1. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

Ngâm chân vào nước muối ấm pha gừng không chỉ giúp làm dịu những cơn đau nhức, nhất là đau khớp cổ chân mà còn giúp cơ thể phòng chống được khá nhiều bệnh. Chỉ cần mỗi ngày, vào các buổi tối dùng nước muối ấm pha gừng ngâm chân khoảng 30 phút sẽ giúp xua tan cơn đau nhức hiệu quả.

2. Dùng ngải cứu trắng:

Chọn 1 nắm lá ngải cứu trắng đem rửa sạch và cho muối và nước nóng vào, đem đắp lên vùng khớp bị sưng đau giúp giảm nhanh cơn đau và khớp giảm sưng nhanh chóng. Những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh xương khớp như người cao tuổi, người béo phì cũng có thể áp dụng cách này hàng ngày để phòng bệnh thêm hiệu quả.

3. Bài thuốc từ lá lốt:

Lá lốt từ lâu được biết đến là có tác dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu nghiệm, nhất là mỗi khi trời lạnh. 
Cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt như sau: 
Bài 1: dùng 30g lá lốt tươi (hoặc 10g lá lốt khô) đem sắc với 2 chén nước sao cho còn lại nửa chén và uống hết trong ngày, sau bữa tối. Uống trong 10 ngày thì nhưng cơn đau nhức sẽ tan đi hết.
Bài 2: lấy 30g lá lốt, 30g rễ bưởi bung, 30g cỏ xước, 30g rễ vòi voi đem thái mỏng rồi sao vàng. Tất cả sắc với 600ml nước sao cho còn lại khoảng 1/3 lượng nước thì nhấc xuống và chia ra 3 lần uống hết trong ngày. Bài này dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm.

4. Bài thuốc từ quả đu đủ:

Dùng 1/2 quả đu đủ nhỏ và 30g mễ nhân sống, đem nấu chung với 1 chén nước trên lữa nhỏ, khi thấy mễ nhân đã mềm thì cho đường trắng vào. Dùng bào thuốc này trong một thồi gian dài sẽ hết đau lưng nhức mỏi.

5. Bài thuốc từ mật ong và bột quế:

Người bị viêm khớp mãn tính áp dụng cách này cho kết quả rất tốt. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mỗi ngày uống 2 ly nước nóng pha với 1 muỗng bột quế và 2 muỗng mật ong sẽ mang đến tác dụng rõ rệt.

6. Bài thuốc từ cây mắc cỡ:

Cây mắc cỡ còn thường được Đông y gọi là cây trinh nữ hoàng cung, dùng chữa các chứng đau lưng, đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê bại chân tay hiệu quả. Bài thuốc như sua: lấy 30g rễ cây mắc cỡ đem thái mỏng, tẩm với rượu rồi sao thơm. Sau đó, đem sắc với 4 chén nước sao cho còn lại 1 chén thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày. 

Trên đây là một số bài thuốc với các nguyên liệu từ dân gian nhưng cho kết quả rất tốt, giúp giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh xương khớp và hoạt động được thuận lợi hơn. Người bệnh có thể tùy theo chứng bệnh của mình mà lựa chọn bài thuốc phù hợp. 
Chúc bạn thành công!

Tuesday, December 15, 2015

Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam chữa bệnh hiệu quả không?

Chào mọi người!

Mọi người ơi cho em hỏi chút ạ. Mẹ em năm nay 50 tuổi bị viêm khớp đã 2 năm rồi. Em có đưa mẹ đi khám tại các bệnh viện và uống thuốc, trị liệu, châm cứu, xoa bóp các thứ nhưng vẫn chỉ giảm đau chút ít chứ không khỏi hoàn toàn. Em cũng đã mua các thực phẩm chức năng có tác dụng chữa các bệnh xương khớp cho mẹ uống để hỗ trợ việc điều trị bệnh nhưng cũng chỉ có tác dụng tạm thời. Mỗi khi trái gió trở trời mẹ em lại bị đau nhức các khớp. Nhất là vào buổi sáng ngủ dậy, mẹ em hay bị co cứng khớp khó cử động lắm, em phải xoa bóp cho mẹ một lát mới đỡ. 

Trước đây em nghe nhiều bác hàng xóm, họ hàng có mách chỗ này chỗ kia chữa bệnh viêm khớp hay là em đưa mẹ đi khám và bốc thuốc liền nhưng mẹ bảo chỉ giảm sưng viêm chút ít chứ mẹ vẫn thấy đau trong xương trong khớp cơ. Em xót hết cả ruột không biết làm thế nào chữa khỏi bệnh cho mẹ, nhà có 2 mẹ con nương tựa vào nhau thôi. Bà chị đồng nghiệp cơ quan có mách cho em đưa mẹ đến chữa tại Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam đi nhưng em cũng khá phân vân vì mấy lần trước cũng nghe nhiều người chỉ này chỉ nọ mà có khỏi đâu. Tuy vậy em cũng lên mạng tìm hiểu về trung tâm này thì thấy cũng có nhiều cô bác anh chị phản hồi tích cực lắm. Em không biết là Trung tâm xương khớp Đông Y Việt Nam chữa bệnh hiệu quả không? Có anh chị nào hoặc người nhà đã từng chữa ở đây có thể chia sẻ cho em chút thông tin được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn rất nhiều ạ.

Độc giả: Vũ Thị Khuyên - Hà Nội

Monday, December 14, 2015

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng thuốc Đông y



Bệnh đau thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo Đông y, bệnh do ba nguyên nhân chính gây ra  phong, hàn, thấp. Để chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông y, chúng ta hãy cùng theo dõi những bài thuốc theo từng thể bệnh dưới đây nhé.

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng thuốc Đông y

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng thuốc Đông y

Đông y cho rằng, có 3 nguyên nhân chính gây bệnh đau dây thần kinh tọa như sau:

1. Do phong tà  

Phong tà thường di chuyển và thay đổi, khi phối hợp với hàn và thấp gây nên những cơ đau. Phong hàn xâm nhập vào mạch lạc và làm tắt mạch lạc ở cơ khớp, gây các cơn đau ở cơ, ở gân, ở khớp khiến người bệnh vận động khó khăn. Tuy nhiên không có triệu chứng nóng, đỏ, đau.  


Phương pháp chữa trị: Sơ phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc: độc hoạt 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, thục địa 12g, đảng sâm 12g, tang ký sinh 12g, đại táo 12g,phục linh 12g, đỗ trọng 8g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, quế chi 6g, tế tân 6g. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. 

2. Do hàn tà    


Hàn tà thường gây ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết và kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ, khi trở nặng hơn thì thành huyết ứ. Khi người bệnh bị ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, mà gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…   

Phương pháp chữa trị: thanh nhiệt giải độc là chủ yếu, kèm theo sơ phong thông lạc.

Bài thuốc: thạch cao 30g, đan bì 8g, tri mẫu 10g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g,  nhẫn đông đằng 8g, phòng kỷ 10g,hoàng bá 6g, xích thược 8g, quế chi 6g, tang chi 10g.  Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

3.Do thấp tà


Thấp tà có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt gây đau thần kinh tọa.

Phương pháp chữa trị: Khu phong tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. 

Bài thuốc: cam thảo 4g, nhũ hương 4g, đương quy 8g, độc hoạt 8g, hải phong đằng 4g, khương hoạt 12g, hoàng kỳ 8g, một dược 4g,  tang chi 8g,phòng phong 8g, xuyên khung 4g. Tất cả các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Monday, November 23, 2015

Đau dây thần khinh tọa và những điều cần biết

Đau thần kinh tọa là bệnh thường gặp ở những người lao động chân tay ở độ tuổi từ 30-60. Đau dây thần kinh tọa và những điều cần biết dưới đây giúp bạn có thể nhận biết các triệu chứng của đau thần kinh tọa để điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau dây thần khinh tọa và những điều cần biết

Đau dây thần kinh tọa là gì?


Bệnh đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông. Bệnh thường gặp ở nam giới, những người lao động chân tay có độ tuổi từ 30-60.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa


Theo Đông y thì có ba nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa là do phong, hàn, thấp trong đó phong hàn là quan trọng nhất.

1. Phong tà: 
Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp, gây nên đau ở cơ, ở gân, ở  khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

2. Hàn tà: 
Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đề ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm…

3. Thấp tà: 
Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). 
Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa


  • Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).
  • Cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. - hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên.
  • Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.
  • Cột sống cứng, bị đau khi nghiêng người, chỉ cần chuyển dịch một chút cũng đau.
  • Có thể thấy teo cơ bên chân đau nếu tình trạng đau kéo dài.
  • Làm động tác cúi người xuống không được vì đau.
  • Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhấc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.
  • Khi bệnh nặng, chân tê bị mất cảm giác, phản xạ đi tiêu đi tiểu có thể mất.


Khi thấy các dấu hiệu của bệnh, nên đến các bệnh viện và trung tâm y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng để tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

Sunday, November 22, 2015

3 thuốc hay chữa gai cột sống từ quả ớt

Bệnh gai cột sống là một trong những bệnh thường gặp, nhất là ở người cao tuổi. Sau độ tuổi từ 30 trở đi hệ thống cột sống, đĩa đệm, dây chằng bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa. Chữa khỏi bệnh là mong muốn của rất nhiều bệnh nhân đang bị căn bệnh này hành hạ. Với 3 bài thuốc hay chữa gai cột sống từ quả ớt dưới đây, người bệnh gai cột sống có thể thực hiện mong muốn này dễ dàng mà lại tiết kiệm vô cùng.
3 thuốc hay chữa gai cốt sống từ quả ớt

Những bài thuốc hay chữa gai cốt sống từ quả ớt

Để chữa gai cột sống, người bệnh thực hiện theo các bài thuốc sau:  

Bài thuốc 1:  

Thành phần:15 quả ớt chín, 80g rễ chỉ thiên và 3 lá đu đủ
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu giã nhỏ rồi ngâm vào cồn theo tỷ lệ 1/2. Hằng ngày bôi vào cột sống và các khớp bị đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay.

Bài thuốc 2:

Thành phần: 15 quả ớt chín, 20g lá ngải cứu và 20g lá đu đủ.
Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào cối giã nhỏ rồi ngâm với rượu có nồng độ cao. Hằng ngày bôi vào cột sống và các khớp bị đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay.

Bài thuốc 3:

Thành phần: 1- 2 quả ớt chín, 30g dây đau xương và 30g thổ phục linh.
Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang. Thuốc này không chỉ chữa gai cột sống mà còn chữa viêm khớp mãn tính hiệu quả. Chống chỉ định cho người có hội chứng đại tràng kích thích, người viêm hay loét dạ dày – tá tràng. 

Chú ý: Người bị gai cột sống không nên ăn quá nhiều ớt vì gây lở miệng, khó tiêu, kích thích đau viêm loét dạ dày – tá tràng.

Wednesday, November 18, 2015

Tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh

Xương thuỷ tinh là một loại bệnh hiếm gặp và có tính chất di truyền. Theo các nhà khoa học, người mắc bệnh thường có tuổi thọ ngắn, tỉ lệ tử vong cao...Hiện nay, nhiều người cũng chưa có cái nhìn rõ ràng về bệnh. Những câu hỏi bệnh xương thủy tinh là gì? Biểu hiện ra sao? Phương pháp điều trị thế nào là những thắc mắc của hầu hết mọi người.

Tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh
Bệnh xương thủy tinh có tính chất di truyền

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Bệnh xương thủy tinh là bệnh về xương rất hiếm gặp, mang tính di truyền mà nguyên nhân là do các sợi collagen của xương tổn thương làm cho xương trở nên rất giòn và dễ gãy sau một va chạm rất nhẹ như ho, hắt hơi… hoặc ngay cả khi không có sang chấn.
Vì xương gãy tái phát nhiều lần nên được gọi là “bệnh xương thủy tinh” hay bệnh giòn xương.

Biểu hiện của bệnh xương thủy tinh

Bệnh được chia làm 4 týp với các mức độ khác nhau:

Týp 1 : thể bệnh nhẹ nhất và thường hay gặp nhất, người bệnh có các biểu hiện sau:
- Người bệnh có tầm vóc bình thường hoặc tương đối bình thường.
- Củng mạc mắt có thể có màu xanh hay màu tím.
- Người bệnh có biểu hiện yếu cơ, cột sống có thể bị cong.
- Hiện tượng gãy xương thường xảy ra trước tuổi dậy thì
Týp 2: thểbệnh nặng nhấtvà thường có tỷ lệ tử vong cao
- Người bệnh có vóc dáng nhỏ, gãy nhiều xương.
- Bệnh nhân thường chết ngay sau khi sinh hoặc chỉ sống được một thời gian ngắn do rối loạn chức năng hô hấp (thiểu sản phổi, gãy xương sườn).
Týp 3: tình trạng tương đối nặng
- Trẻ  sinh ra thường đã có xương bị gãy.
- Củng mạc mắt thường quá trắng hoặc có màu xám, màu xanh.
- Chức năng hô hấp suy giảm.
- Giảm thính lực và bất thường về răng…
Týp 4: đây là loại trung gian giữa týp 1 và týp 3
- Các biến dạng xương ở mức nhẹ đến trung bình.
- Xét nghiệm mật độ xương thường thấp hơn bình thường.
- Siêu âm thai có thể phát hiện các bất thường về chiều dài chi của thai nhi (tuần thứ 15) và các xương gãy. Tuy nhiên đối với những thể nhẹ thì rất khó phát hiện…

Phương pháp điều trị bệnh xương thủy tinh

Điều trị bằng thuốc
- Các loại thuốc thuốc nhóm bisphosphonate có khả năng ức chế quá trình hủy xương cho kết quả điều trị khá khả quan.
- Thuốc pamidronate được sử dụng truyền tĩnh mạch 3 tháng/lần, có tác dụng giảm đau, tăng mật độ và hạn chế gãy xương.
Điều trị bằng phương pháp chỉnh hình
Với phương pháp này, các xương gãy sẽ được điều trị bằng phương pháp chỉnh hình như: nằm bất động, nẹp bột, bó bột…mang lại hiệu quả khả quan vì những bệnh nhân xương thủy tinh phục hồi xương nhanh hơn những người bệnh khác.
Điều trị bằng phẫu thuật
Vì đa phần thể trạng của bệnh nhân xương thủy tinh rất yếu, xương dễ gãy nên chỉ các trường hợp xương bị gãy, biến dạng nặng thì các bác sỹ mới chỉ định phẫu thuật.

Cho đến nay, bệnh xương thủy tinh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ là các các biện pháp hỗ trợ và điều trị các triệu chứng của bệnh.

Monday, November 9, 2015

CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG LÔ HỘI

Lô hội là một loại cây trồng rất quen thuộc, phổ biến với nhiều công dụng khác nhau đối với cuộc sống con người. Thông thường lô hội được dùng để làm đẹp cho chị em phụ nữ, làm thức uống thanh nhiệt giải độc cho cơ thể và nhất là khi đây cũng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học công nhận lô hội có tác dụng tốt đối trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Công dụng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp của lô hội


CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG LÔ HỘI


Lô hội hay còn gọi là nha đam - một loại cây thuộc họ xương rồng, bên trong lá là lớp gel có rất nhiều công dụng đối với con người. Từ xa xưa con người đã dùng nha đam vào rất nhiều mục đích khác nhau mang lại lợi ích như làm đẹp, thuốc chữa bệnh. 

Theo các nghiên cứu hiện đại, lô hội có chứa chất ethanol là chất chống oxy hóa và chống viêm rất có tác dụng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu đã xác định rằng, tác dụng của chiết xuất từ lô hội có thể là một loại thuốc có tiềm năng trong việc chữa trị những bệnh này bằng cách giảm viêm và đau khớp. Tại Mỹ, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến gần 1.3 triệu người và có rất nhiều người đang quay sang dùng các loại thuốc bổ trợ, trong đó có cả nha đam, để hạn chế các triệu chứng và giảm đau.

Cách dùng lô hội chữa bệnh viêm khớp dạng thấp


Để chữa bệnh có thể dùng lô hội bôi trực tiếp trên da hoặc dùng theo đường uống. Khi dùng trực tiếp lên da, lô hội tương đối an toàn, nhưng khi uống, mọi người nên cẩn thận. Các trường hợp sau đây khi dùng lô hội theo đường uống cần thận trọng:

- Người bị tiểu đường thường được khuyên là không nên dùng lô hội qua đường uống. 

- Lô hội hoạt động như một thuốc nhuận tràng khi dùng bằng đường uống và có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các loại thuốc mà bạn đang uống.

- Lô hội có tác dụng chống viêm rất tốt và an toàn. Tuy nhiên khi dùng, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất.

Tuesday, November 3, 2015

ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG THẢO DƯỢC

Các loại thảo dược dùng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối có tác dụng hỗ trợ khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh một cách an toàn. Các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên quanh nhà rất tiện lợi, phổ biến mà cho hiệu quả cao, an toàn. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược như lá lốt, ngải cứu,... như dưới đây để chữa trị bệnh hiệu quả nhé.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt


ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG THẢO DƯỢC


Lá lốt là một vị thảo dược quanh nhà phổ biến được tin dùng như một vị thuốc chữa bệnh xương khớp có tác dụng giảm đau và phòng bệnh tái phát hiệu quả.

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt như sau: lá lốt, dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước, tất cả các vị thuốc lượng bằng nhau. Sau đó thái nhỏ và đem phơi khô. Mỗi ngày lấy 8-12g hỗn hợp trên sắc lấy nước uống. Uống thay nước uống hàng ngày.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng ngải cứu


ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG THẢO DƯỢC

Cũng như lá lốt, lá ngải cứu cũng là một vị thuốc của bệnh xương khớp có rất nhiều công dụng. Từ rất lâu trong dân gian đã dùng lá ngải cứu để chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp rất hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy trong lá ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu, chất flavonoid và các acid amin, đây là những chất có tác dụng giảm đau và tiêu sưng rất tốt.

Để chữa thoái hóa khớp gối bằng lá ngải cứu, bạn lấy khoảng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi đem rang lên với muối hạt, rang cho đến khi ngải cứu nóng là được. Sau đó các bạn bọc thuốc vào một cái khăn hoặc vải sạch rồi đắp lên vùng bị đau. Đây là cách chữa bệnh vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả chữa bệnh thoái hóa khớp gối, viêm khớp cực kì hiệu quả và nhanh chóng.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng lá bạch đàn


ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG THẢO DƯỢC

Trong lá bạch đàn có chứa lượng tinh dầu và chất annins có tác dụng tốt trong việc giảm sưng cũng như giảm các cơn đau gây ra bởi khớp. Do đó người bệnh có thể tận dụng loại lá này để chữa thoái hóa khớp gối rất tốt. Mỗi khi bị đau khớp, người bệnh lấy lá bạch đàn đem hơ nóng lên rồi đắp vào gối. Bạn có thể nên kết hợp với bôi tinh dầu bạch đàn (tinh dầu khuynh diệp) để tăng tính hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng gừng


ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG THẢO DƯỢC

Gừng là vị thuốc có tính ấm, tác dụng giảm đau giúp ngăn chặn tình trạng bệnh xương khớp hiệu quả.
Người bệnh có thể ngâm chân với gừng ấm hoặc chườm gừng ấm mỗi ngày vào chỗ đau xương khớp cũng là cách rất hiệu quả để giảm những cơn đau xương khớp.

Trên đây là một số bài thuốc từ thảo dược chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả, an toàn và rất tiện lợi. Các bạn có thể thường xuyên áp dụng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt và phòng các cơn đau do thoái hóa khớp gây ra.